Nhảy đến nội dung
x

Kỹ thuật phần mềm - Đại học vừa làm vừa học

Kỹ thuật phần mềm là ngành học phổ biến thuộc lĩnh vực Công nghệ thông tin. Sinh viên sau khi tốt nghiệp có thể ứng dụng kiến thức về kỹ thuật phần mềm để tạo ra sản phẩm phần mềm đáp ứng yêu cầu của người dùng. Một số kiến thức quan trọng về ngành Kỹ thuật phần mềm như tư duy lập trình, quy trình phát triển phần mềm, các ngôn ngữ lập trình phần mềm hiện đại, lập trình phần mềm thông minh.

Cử nhân ngành Kỹ thuật phần mềm có thể ứng tuyển vào các doanh nghiệp trong và ngoài nước, các cơ quan, ban ngành ở những vị trí: Chuyên viên phân tích yêu cầu (BA), Kiến trúc sư phần mềm (SA), Lập trình viên (Developer), Chuyên viên thử nghiệm phần mềm (Tester), chuyên viên cầu nối (BrSE), chuyên viên nghiên cứu và phát triển ứng dụng (R&D), giảng viên giảng dạy các môn học về ngành kỹ thuật phần mềm hoặc có thể tiếp tục nghiên cứu và học lên các bậc học cao hơn.

Giới thiệu về chương trình đào tạo

Sinh viên được cung cấp kiến thức nền cơ sở của kỹ thuật phần mềm và những kiến thức mang tính định hướng theo nhu cầu phát triển của xã hội như: phát triển ứng dụng trên các nền tảng số, thiết bị máy tính, di động thông minh; thiết kế giao diện thân thiện với người dùng; phân tích hệ thống; an toàn thông tin; quản lý dự án công nghệ thông tin; … Ngoài ra, sinh viên còn được tạo điều kiện để củng cố kiến thức chuyên môn và nâng cao tay nghề thông qua các tiết học thực hành trong phòng học được trang bị đầy đủ trang thiết bị tiên tiến và liên tục cập nhật. Số tiết học thực hành được thiết kế để cân bằng với số buổi học lý thuyết, giúp sinh viên có cơ hội rèn luyện và vận dụng những kiến thức đã học vào thực tế.

Các học phần được thiết kế mang tính ứng dụng cao, theo hướng tăng dần từ cấp độ cơ bản đến cấp độ sinh viên có đủ kiến thức và kỹ năng để tự thực hiện được một dự án phần mềm, từ giai đoạn thu thập yêu cầu, phân tích, thiết kế, lập trình, kiểm thử đến giai đoạn vận hành và bảo trì phần mềm. Nhà trường còn đẩy mạnh chương trình kết nối mạng lưới doanh nghiệp thân hữu nhằm tạo điều kiện cho sinh viên có cơ hội tham quan và kiến tập theo nhu cầu của sinh viên. Bên cạnh đó, đối với một số môn học mang tính chuyên môn, giảng viên sẽ kết hợp với các chuyên gia dày dặn kinh nghiệm trực tiếp giảng dạy, góp phần bồi dưỡng thêm kiến thức và liiên tục cập nhật các tiêu chuẩn mới nhất về công nghệ để tăng khả năng cạnh tranh và hội nhập với nhu cầu ngày càng cao của xã hội.

Sinh viên ngành Kỹ thuật phần mềm sau khi tốt nghiệp sẽ được trang bị đầy đủ các kỹ năng như: kỹ năng phân tích, thiết kế, lập trình và kiểm thử các hệ thống phần mềm; kỹ năng triển khai và quản lý các dự án phần mềm cho doanh nghiệp; thuần thục việc ứng dụng các công cụ phần mềm vào việc khai thác, phân tích dữ liệu doanh nghiệp; có khả năng tư vấn giải pháp xây dựng các hệ thống phần mềm, …

Bằng cấp: Cử nhân

Thời gian đào tạo chuẩn: từ 4 đến 5 năm. Đối với người học đã có bằng cao đẳng, đại học được xét công nhận hoặc chuyển đổi tín chỉ khi xét tuyển vào chương trình đại học VLVH.

Điều kiện tốt nghiệp:

  • Hoàn thành các môn học và đạt số tín chỉ theo yêu cầu của chương trình;
  • Chứng chỉ tiếng Anh trình độ B1 (hoặc các chứng chỉ tiếng Anh tương đương IELTS 5.0);
  • Đạt được các yêu cầu chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo.

Chương trình đào tạo và chuẩn đầu ra: Xem chi tiết tại https://cktt-cdr.tdtu.edu.vn/

Phương thức tuyển sinh: Xét tuyển theo kết quả học tập THPT, trung cấp hoặc tuyển thẳng. Xem chi tiết tại https://admission.tdtu.edu.vn