Nhảy đến nội dung
x

Thông báo quy định quy đổi điểm tương đương và ngưỡng đầu vào các phương thức năm 2025

THÔNG BÁO

Về việc quy định quy đổi tương đương điểm trúng tuyển,  ngưỡng đầu vào giữa các phương thức và tổ hợp xét tuyểnngưỡng đầu vào các phương thức xét tuyển đại học năm 2025

Hội đồng tuyển sinh Trường Đại học Tôn Đức Thắng (TDTU) công bố quy định về việc quy đổi tương đương điểm trúng tuyển, ngưỡng đầu vào giữa các phương thức và tổ hợp xét tuyển; ngưỡng đầu vào các phương thức xét tuyển đại học năm 2025. Quy định này áp dụng cho các phương thức xét tuyển sau:

- Phương thức 1 (PT1): Xét tuyển dựa trên kết quả học tập trung học phổ thông (THPT).

- Phương thức 2 (PT2): Xét tuyển dựa trên kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025.

- Phương thức 3 (PT3): Xét tuyển dựa trên kết quả bài thi đánh giá năng lực (ĐGNL) năm 2025 của Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh (ĐHQG TP.HCM).

I. QUY ĐỊNH QUY ĐỔI TƯƠNG ĐƯƠNG ĐIỂM TRÚNG TUYỂN VÀ NGƯỠNG ĐẦU VÀO GIỮA CÁC PHƯƠNG THỨC, TỔ HỢP XÉT TUYỂN

1. Quy đổi điểm trúng tuyển và ngưỡng đầu vào giữa các tổ hợp xét tuyển sử dụng điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2025

Căn cứ phổ điểm các môn thi tốt nghiệp THPT năm 2025; Phổ điểm một số tổ hợp truyền thống theo kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2025; Bách phân vị tổng điểm một số tổ hợp truyền thống theo kết quả thi tốt nghiệp THPT đã hiệu chuẩn; Kết quả điểm thi các môn năng khiếu của TDTU; và yêu cầu đặc thù của ngành đào tạo cũng như tham khảo thống kê, đánh giá kết quả học tập các năm trước.

Đối với mỗi ngành tuyển sinh, TDTU quy định một tổ hợp xét tuyển (THXT) gốc làm cơ sở xác định điểm trúng tuyển. Các tổ hợp xét tuyển còn lại (không phải tổ hợp gốc) sẽ được quy đổi điểm dựa trên mức chênh lệch so với tổ hợp gốc cùng ngành. Mức chênh lệch cụ thể cho từng tổ hợp được quy định cụ thể tại Phụ lục 1.

- Công thức quy đổi:

Điểm trúng tuyển (hoặc ngưỡng đầu vào) của THXT khác theo PT2 = Điểm trúng tuyển (hoặc ngưỡng đầu vào) THXT gốc theo PT2 + mức chênh lệch quy định.

- Ví dụ minh họa:

Tổ hợp xét theo PT2

Mã tổ hợp

THXT gốc

Mức chênh lệch THXT khác (so với THXT gốc) PT2 (thang điểm 40)

Toán, Ngữ văn, Tiếng Anh*2

D01

X

0

Ngữ văn, Vật lí, Tiếng Anh*2

D11

 

0,5

Giả sử điểm trúng tuyển của tổ hợp D01 (được xác định là THXT gốc theo PT2) là 31 điểm (thang điểm 40). Nếu tổ hợp D11 (là THXT khác trong cùng ngành theo PT2) có mức chênh lệch quy định là 0,50 điểm, thì điểm trúng tuyển tương ứng của tổ hợp D11 được tính như sau: Điểm trúng tuyển tổ hợp D11 = 31 + 0,50 = 31,50 điểm (thang điểm 40).

2. Quy đổi điểm trúng tuyển và ngưỡng đầu vào theo Phương thức 3 về Phương thức 2

a. Nguyên tắc thực hiện

TDTU xây dựng khung quy đổi điểm trúng tuyển và ngưỡng đầu vào theo Phương thức 3 về Phương thức 2

Việc quy đổi dựa trên các căn cứ sau: Bách phân vị kết quả bài thi ĐGNL của ĐHQG TP.HCM; Phổ điểm các môn thi tốt nghiệp THPT năm 2025; Phổ điểm một số tổ hợp truyền thống theo kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2025; Bách phân vị tổng điểm một số tổ hợp truyền thống theo kết quả thi tốt nghiệp THPT đã hiệu chuẩn; và yêu cầu đặc thù của ngành đào tạo cũng như tham khảo thống kê, đánh giá kết quả học tập các năm trước .

b. Khung quy đổi

TDTU thiết lập bảng quy đổi tương ứng giữa kết quả bài thi ĐGNL (thang điểm 1200) và điểm các tổ hợp gốc theo Phương thức 2 (thang điểm 40). Dưới đây là ví dụ minh họa về một số tổ hợp xét tuyển gốc:        

STT

Điểm bài thi ĐGNL ĐHQG TP.HCM (thang điểm 1200)

Điểm các tổ hợp xét tuyển gốc môn thi tốt nghiệp THPT năm 2025 (thang điểm 40)

Anh*2,Toán, Văn

(D01-a)

Văn*2, Anh, Toán

(D01-b)

Toán*2,Văn, Anh

(D01-c)

Hóa*2,Toán, Anh

(D07)

Sinh*2,Toán, Anh

(B08)

Toán*2, Lý,Anh

(A01)

Toán*2, Văn, Hóa

(C02)

Vẽ HHMT*2, Toán, Văn

(H01)

Vẽ HHMT*2,Văn, Anh

(H04)

 

0

X0

A0

B0

C0

D0

E0

G0

H0

K0

L0

 

1

X1

A1

B1

C1

D1

E1

G1

H1

K1

L1

 

2

X2

A2

B2

C2

D2

E2

G2

H2

K2

L2

 

3

X3

A3

B3

C3

D3

E3

G3

H3

K3

L3

 

4

X4

A4

B4

C4

D4

E4

G4

H4

K4

L4

 

….

 

c. Phương pháp quy đổi điểm

Việc xác định điểm trúng tuyển (hoặc ngưỡng đầu vào) theo Phương thức 3 được thực hiện bằng phương pháp nội suy tuyến tính giữa hai mức điểm liền kề trong khung quy đổi. Việc nội suy dựa trên khoảng bách phân vị tương ứng với điểm của tổ hợp xét tuyển gốc theo Phương thức 2.

- Ví dụ minh hoạ:

Giả sử một ngành tuyển sinh có tổ hợp xét tuyển gốc là D01 (gồm các môn Toán, Ngữ văn và Tiếng Anh, trong đó Tiếng Anh được nhân hệ số 2) theo Phương thức 2. Nếu điểm trúng tuyển theo tổ hợp D01 là Att1 và điểm này nằm trong khoảng giữa thứ tự mức 3 và thứ tự mức 4 trong khung quy đổi, tức là nhỏ hơn A3 và lớn hơn A4, thì điểm quy đổi tương ứng sang PT3 (ký hiệu là Xtt1) sẽ nằm trong khoảng nhỏ hơn X3 và lớn hơn X4. Công thức nội suy tuyến tính được áp dụng như sau:

Trong đó:

  • Xtt1 là điểm quy đổi sang PT3 (bài thi Đánh giá năng lực);
  • Att1 là điểm trúng tuyển theo tổ hợp gốc PT2;
  • A3 và A4 là hai mức điểm trong khung PT2 tương ứng với thứ tự mức 3 và 4;
  • X3 và X4 là hai mức điểm bài thi ĐGNL (PT3) tương ứng với thứ tự mức 3 và 4 trong bảng quy đổi.

d. Bảng quy đổi chi tiết

Chi tiết khung quy đổi điểm trúng tuyển và ngưỡng đầu vào theo phương thức 3 về phương thức 2 được trình bày tại Phụ lục 2.

3. Quy đổi điểm trúng tuyển và ngưỡng đầu vào theo Phương thức 1 về Phương thức 2

a. Nguyên tắc thực hiện

Căn cứ Phổ điểm các môn thi tốt nghiệp THPT năm 2025; Dữ liệu thống kê về tương quan giữa điểm các môn thi tốt nghiệp THPT và điểm trung bình các môn học tương ứng ở THPT; và yêu cầu đặc thù của ngành đào tạo cũng như tham khảo thống kê, đánh giá kết quả học tập các năm trước.

TDTU xây dựng khung quy đổi điểm trúng tuyển và ngưỡng đầu vào theo Phương thức 1 về Phương thức 2.

b. Khung quy đổi

TDTU thiết lập bảng quy đổi tương ứng giữa điểm các tổ hợp xét tuyển gốc theo Phương thức 2 (thang điểm 40) và điểm tổ hợp xét tuyển gốc theo Phương thức 1 (thang điểm 40). Dưới đây là bảng minh họa:

STT

THXT D01-a 

(Anh*2Toán, Văn) – thang điểm 40

THXT D01-b 

(Văn*2, Anh, Toán) – thang điểm 40

THXT D01-c 

(Toán*2Văn, Anh) – thang điểm 40

THXT D07 

(Hóa*2, Toán, Anh) – thang điểm 40

Tốt nghiệp THPT 2025 (PT2)

Kết quả học tập THPT (PT1)

Tốt nghiệp THPT 2025 (PT2)

Kết quả học tập THPT (PT1)

Tốt nghiệp THPT 2025 (PT2)

Kết quả học tập THPT (PT1)

Tốt nghiệp THPT 2025 (PT2)

Kết quả học tập THPT (PT1)

0

A0

A’0

B0

B’0

C0

C’0

D0

D’0

1

A1

A’1

B1

B’1

C1

C’1

D1

D’1

2

A2

A’2

B2

B’2

C2

C’2

D2

D’2

3

A3

A’3

B3

B’3

C3

C’3

D3

D’3

4

A4

A’4

B4

B’4

C4

C’4

D4

D’4

….

c. Phương pháp quy đổi điểm

Việc xác định điểm trúng tuyển (hoặc ngưỡng đầu vào) theo Phương thức 1 được thực hiện bằng nội suy tuyến tính giữa hai mức điểm liền kề trong khung quy đổi, dựa trên vị trí điểm trúng tuyển của tổ hợp xét tuyển gốc theo Phương thức 2.

- Ví dụ minh hoạ:

Giả sử một ngành tuyển sinh có tổ hợp xét tuyển gốc là D01-a (Anh*2, Toán, Văn) theo PT2. Nếu điểm trúng tuyển theo tổ hợp này là Att1 và thuộc khoảng giữa thứ tự mức 3 và thứ tự mức 4, tức là: A4 < Att1 < A3.

Thì điểm quy đổi tương ứng theo PT1 (gọi là A’tt1) sẽ nằm trong khoảng: A’4 < A’tt1 < A’3.

Công thức nội suy tuyến tính được áp dụng như sau:

Trong đó:

  • A’tt1: điểm quy đổi sang PT1;
  • Att1: điểm trúng tuyển theo tổ hợp gốc PT2;
  • A3, A4: điểm PT2 tương ứng với thứ tự mức 3 và thứ tự mức 4;
  • A’3, A’4: điểm PT1 tương ứng với thứ tự mức 3 và thứ tự mức 4.

d. Bảng quy đổi chi tiết

Chi tiết khung quy đổi điểm trúng tuyển và ngưỡng đầu vào theo Phương thức 1 về Phương thức 2 được trình bày tại Phụ lục 3.

4. Quy đổi điểm trúng tuyển và ngưỡng đầu vào giữa tổ hợp xét tuyển gốc và tổ hợp xét tuyển khác theo Phương thức 1

a. Nguyên tắc thực hiện

Căn cứ Dữ liệu thống kê về tương quan giữa điểm các môn thi tốt nghiệp THPT và điểm trung bình các môn học tương ứng ở THPT; Kết quả điểm thi các môn năng khiếu của TDTU; và yêu cầu đặc thù của ngành đào tạo cũng như tham khảo thống kê, đánh giá kết quả học tập các năm trước.

TDTU xác định mức chênh lệch điểm trúng tuyển giữa các THXT khác với THXT gốc của từng ngành theo Phương thức 1.

b. Phương pháp quy đổi

Công thức tính điểm trúng tuyển (hoặc ngưỡng đầu vào) đối với tổ hợp xét tuyển khác như sau:

Điểm trúng tuyển (hoặc ngưỡng đầu vào) của THXT khác theo PT1 = Điểm trúng tuyển (hoặc ngưỡng đầu vào) THXT gốc theo PT1 + mức chênh lệch điểm THXT khác theo PT1.

- Ví dụ minh họa

Tổ hợp Xét theo PT1

Mã tổ hợp

THXT gốc

Mức chênh lệch THXT khác (so với THXT gốc) - PT1 

(thang điểm 40)

Toán, Ngữ văn, Tiếng Anh*2

D01

X

0

Ngữ văn, Vật lí, Tiếng Anh*2

D11

 

 0,25

Giả sử:

  • Điểm trúng tuyển theo THXT gốc D01 (Toán, Văn, Anh*2) theo PT1 là 34 điểm (thang điểm 40);
  • Tổ hợp xét tuyển D11 được sử dụng là tổ hợp khác, có mức chênh lệch so với D01 là 0,25 điểm.

Khi đó: Điểm trúng tuyển THXT khác D11 theo PT1 = 34 + 0,25 = 34,25 điểm.

c. Bảng quy đổi chi tiết

Chi tiết các mức chênh lệch điểm trúng tuyển và ngưỡng đầu vào giữa tổ hợp xét tuyển gốc và tổ hợp xét tuyển khác theo PT1 được trình bày tại Phụ lục 3.

II. NGƯỠNG ĐẦU VÀO CÁC NGÀNH TUYỂN SINH ĐẠI HỌC NĂM 2025

Ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào (điểm sàn xét tuyển) đối với các ngành tuyển sinh trình độ đại học chính quy năm 2025 tại TDTU được quy định theo từng phương thức xét tuyển, bao gồm: Phương thức 1 tại Phụ lục 3, Phương thức 2 tại Phụ lục 1, Phương thức 3 tại Phụ lục 4.

III. THÔNG TIN LƯU Ý

- Thí sinh đăng ký nguyện vọng xét tuyển đại học theo các phương thức trên hệ thống tuyển sinh của Bộ Giáo dục và Đào tạo từ ngày 16/7/2025 đến 17g00 ngày 28/7/2025.

Thí sinh nộp lệ phí xét tuyển trực tuyến theo hướng dẫn của Bộ GDĐT từ ngày 29/7/2025 đến 17g00 ngày 05/8/2025.

- Mọi thắc mắc liên quan đến xét tuyển đại học năm 2025, thí sinh vui lòng liên hệ Hội đồng tuyển sinh Trường Đại học Tôn Đức Thắng:

+ Điện thoại: (028) 37 755 052.

+ Hotline: 19002024.

+ Email: tuvantuyensinh@tdtu.edu.vn