Marketing
- Ngành: Marketing
- Mã ngành: N7340115
- Chương trình tiêu chuẩn
- Giới thiệu Chương trình
Chương trình Quản trị kinh doanh chuyên ngành Quản trị Marketing cung cấp các kiến thức nền tảng về Marketing và các kỹ năng chuyên môn như nghiên cứu thị trường, xây dựng và phát triển các mối quan hệ khách hàng, thiết kế chương trình phân phối sản phẩm, tổ chức phân phối sản phẩm, định giá sản phẩm, quảng bá thương hiệu, tổ chức sự kiện,… để vận dụng linh hoạt, sáng tạo và một hoạt động Marketing cụ thể tại tổ chức. Chương trình học mang tính sáng tạo có tính tương tác cao; đồng thời sinh viên sẽ có được kinh nghiệm thực tiễn thông qua các đợt thực tập tại doanh nghiệp, các đề án và các buổi hội thảo chuyên ngành.
Đặc điểm nổi bật của chương trình: Chương trình Cử nhân Marketing được tham khảo từ 2 trường Đại học uy tín hàng đầu là University of Southampton của UK và Đại học quốc gia Singapore (NUS).
Chương trình đào tạo là khung hệ thống kiến thức lý thuyết và thực hành được thiết kế đồng bộ với phương pháp giảng dạy, học tập và đánh giá kết quả học tập; để đảm bảo người học tích lũy được kiến thức, đạt được năng lực cần thiết theo chuẩn đầu ra đã công bố tương ứng với trình độ đại học. Chương trình đào tạo ngành Marketing của Phân hiệu Trường Đại học Tôn Đức Thắng tại tỉnh Khánh Hòa được xây dựng theo hướng tương thích với chương trình của các trường đại học tốt nhất thế giới, có sự điều chỉnh để phù hợp với điều kiện thực tế tại Việt Nam và mục tiêu đào tạo của Đại học Tôn Đức Thắng.
Định kỳ, nhà trường tiến hành rà soát, đánh giá chương trình đào tạo nhằm đảm bảo người học đáp ứng các yêu cầu của xã hội về chuyên môn sau khi ra trường cũng như cập nhật những thay đổi về công nghệ, phương thức kinh doanh mới.... Quá trình này có sự tham gia đầy đủ của các bên liên quan trọng yếu bao gồm: nhà khoa học, nhà tuyển dụng, cựu sinh viên, sinh viên, và giảng viên. Chương trình đào tạo được nhà trường đưa vào giảng dạy nhằm đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng thị trường lao động và xu hướng hội nhập toàn cầu; giúp người học năng động, tự học nhiều hơn; tiệm cận với mặt bằng đào tạo mới nhất trên thế giới.
Chương trình đào tạo được công bố cho người học qua cổng thông tin sinh viên và công khai trên website.
- Chương trình đào tạo
- Nội dung chương trình đào tạo
STT |
Khối kiến thức |
Số tín chỉ |
Chi tiết các môn học/học phần |
1 |
Kiến thức giáo dục đại cương: 35 tín chỉ |
||
1.1 |
Môn lý luận chính trị, pháp luật |
11 |
Triết học Mác-Lênin; Kinh tế chính trị Mác-Lênin, Chủ nghĩa xã hội khoa học; Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam; Tư tưởng Hồ Chí Minh. |
1.2 |
Khoa học xã hội |
2 |
Pháp luật đại cương. |
1.3 |
Khoa học tự nhiên |
3 |
Toán kinh tế |
1.4 |
Tiếng Anh |
15 |
Tiếng Anh 1, Tiếng Anh 2, Tiếng Anh 3 Lưu ý: SV không đạt đầu vào Chương trình Tiếng Anh phải học thêm các phần Tiếng Anh bổ sung tùy năng lực, gồm có Tiếng Anh dự bị 1, 2, 3 SV phải đạt được chuẩn đầu ra Tiếng Anh theo quy định |
1.5 |
Cơ sở tin học |
4 |
Cơ sở tin học 1, cơ sở tin học 2 và dự thi chứng chỉ MOS về MS.Word, Excel |
1.6 |
Kỹ năng hỗ trợ |
Những kỹ năng thiết yếu cho sự phát triển bền vững -Thái độ sống 1; Những kỹ năng thiết yếu cho sự phát triển bền vững - Hòa nhập văn hóa TDTU; Những kỹ năng thiết yếu cho sự phát triển bền vững - Kỹ năng 5S và Kaizen; Những kỹ năng thiết yếu cho sự phát triển bền vững - Kỹ năng tự học; Những kỹ năng thiết yếu cho sự phát triển bền vững - Thái độ sống 2; Những kỹ năng thiết yếu cho sự phát triển bền vững - Thái độ sống 3; Những kỹ năng thiết yếu cho sự phát triển bền vững. |
|
1.7 |
Giáo dục thể chất |
|
Bơi lội và nhóm tự chọn về Giáo dục thể chất trong 15 môn GDTC. |
1.8 |
Giáo dục quốc phòng |
|
Gồm 04 học phần GDQP |
2 |
Kiến thức giáo dục chuyên ngành: 90 tín chỉ |
||
2.1 |
Kiến thức cơ sở |
29 |
Chuyên đề định hướng nghề nghiệp-Marketing; Kinh tế vi mô; Thống kê trong kinh doanh và kinh tế; Kinh tế vĩ mô; Luật công ty; Nguyên lý quản trị; Nguyên lý kế toán; Nguyên lý Marketing; Phương pháp nghiên cứu trong kinh doanh; Thương mại điện tử. |
2.2 |
Kiến thức ngành |
49 |
|
2.2.1 |
Kiến thức chung |
19 |
|
|
Các môn chung và môn bắt buộc |
19 |
Thực hành chuyên môn 1; Hành vi khách hàng; Thực hành chuyên môn 2; Giá cả; Marketing dịch vụ; Quản trị tiếp thị khu vực châu Á; Chiến lược Marketing |
2.2.2 |
Kiến thức chuyên ngành |
30 |
|
|
Các môn chung và môn bắt buộc |
21 |
Kênh tiếp thị; Nghiên cứu Marketing; Marketing toàn cầu; Quản lý sáng tạo; Quản trị Quảng cáo và chiêu thị; Quản trị sản phầm và thương hiệu; Tiếp thị công nghệ số |
Các môn tự chọn (chọn 1 trong 3 nhóm) |
9 |
|
|
Tự chọn nhóm 1 |
|
Phương pháp nghiên cứu định tính; Phương pháp nghiên cứu định lượng; Thực hành chuyên môn 3 |
|
Tự chọn nhóm 2 |
|
Giải trí và truyền thông; Chiến lược truyền thông mạng xã hội; Ảnh hưởng của công nghệ |
|
Tự chọn nhóm 3 |
|
Tiếp thị B2B; Quản trị quan hệ khách hàng; Quản trị bán lẻ |
|
2.3 |
Tập sự nghề nghiệp/ Kỹ năng chuyên môn |
4 |
- SV thực hiện từ 2- 4 tháng làm việc tập sự tại doanh nghiệp như một nhân viên. - Thi kỳ thi kỹ năng thực hành chuyên môn. |
2.4 |
Khóa luận tốt nghiệp/ Môn học thay thế khóa luận tốt nghiệp |
8 |
SV làm khóa luận hoặc tham gia học các môn thay thế tốt nghiệp. Nhóm tự chọn chuyên ngành: Quản lý sự thay đổi; Ứng dụng phân tích dữ liệu lớn trong quản lý; Khởi nghiệp. |
- Chuẩn đầu ra
Chuẩn đầu ra (CĐR) là khởi điểm của quy trình thiết kế chương trình đào tạo và được xây dựng theo một quy trình chặt chẽ, khoa học, phản ánh tầm nhìn, sứ mạng của trường và phù hợp với mục tiêu đào tạo, nhu cầu của các bên liên quan.
Chuẩn đầu ra sẽ được cụ thể hóa theo nguyên tắc “tương thích có định hướng” vào các môn học từng bước giúp người học đạt được những trình độ và năng lực chuyên môn về kiến thức, kỹ năng, thái độ, trách nhiệm nghề nghiệp sau khi hoàn thành chương trình đào tạo. Nội dung chương trình còn tăng cường hoạt động học nhóm, rèn luyện thói quen chủ động học tập, tư duy sáng tạo cho người học để luôn chủ động và sẵn sàng cho những cơ hội phát triển.
Chuẩn đầu ra được Trường cam kết với người học, xã hội và công bố công khai trên Website.
Nhóm các ELOs |
Mô tả |
Mô tả các ELOs |
|
Kiến thức chung về lý luận chính trị, khoa học tự nhiên và xã hội, kiến thức về ngoại ngữ và tin học. |
ELO1: Ứng dụng (Apply) khối kiến thức Khoa học Xã hội & Nhân văn và Tự nhiên để giải quyết các vấn đề Marketing; ELO2: Ứng dụng (Apply) kiến thức về kinh tế, tài chính và kế toán để giải quyết các vấn đề Marketing; ELO3: Vận dụng (Apply) kiến thức cơ bản về phương pháp nghiên cứu khoa học để giải quyết các vấn đề Marketing. |
Kiến thức chuyên môn |
Kiến thức và nguyên lý đặc trưng của ngành; phân tích và giải quyết vấn đề của ngành |
ELO4: Vận dụng (Apply) các kiến thức luật pháp trong kinh doanh và các quy tắc đạo đức nghề nghiệp; ELO5: Vận dụng (Apply) các nguyên lý về kinh doanh giải quyết các vấn đề Marketing. |
Kỹ năng chuyên môn |
Kỹ năng giúp người học có thể thực hiện thành công các yêu cầu công việc liên quan đến chuyên ngành |
ELO6: Thể hiện (Demonstrate) tư duy linh hoạt và sáng tạo thông qua giải quyết các tình huống Marketing; ELO7. Áp dụng (Apply) các kỹ năng chuyên môn vào việc giải quyết các tình huống Marketing. |
Kỹ năng chung |
Kỹ năng liên quan đến tư duy logic, tư duy sáng tạo; giao tiếp và làm việc nhóm |
ELO8: Sử dụng (Use) tốt ngoại ngữ trong môi trường kinh doanh (tối thiểu IELTS 5.0 hoặc tương đương); ELO9: Sử dụng (Use) tốt kỹ năng tin học (MOS 750), và có kỹ năng soạn thảo văn bản để có thể làm việc trong môi trường kinh doanh. |
Thái độ và ý thức xã hội |
Thái độ và đạo đức nghề nghiệp; trách nhiệm và lòng yêu nghề
|
ELO10: Thể hiện (Display) tinh thần đam mê học hỏi, có ý chí và thái độ tích cực trong tìm kiếm giải pháp cho những vấn đề; thể hiện trách nhiệm cao trong công việc, có đạo đức trong kinh doanh; và tác phong chuyên nghiệp trong xã hội hiện đại; ELO11: Thể hiện (Display) tinh thần tập thể, sẵn sàng tham gia công tác xã hội để phục vụ cộng đồng và các tổ chức đoàn thể; tinh thần phục vụ trong công việc và ý thức phát triển xã hội bền vững. |
- Triển vọng nghề nghiệp
Cử nhân Quản trị kinh doanh chuyên ngành Marketing ra trường có cơ hội được nhận vào các vị trí tuyển dụng như:
- Chuyên viên marketing;
- Chuyên viên nghiên cứu thị trường, phân tích khách hàng;
- Quản lý bán hàng tại các công ty hàng tiêu dùng, công ty bán lẻ, các tập đoàn kinh doanh lớn tại Việt Nam và khu vực;
- Các nhà quản lý, tổ chức sự kiện lớn tại Việt Nam.