Khoa học máy tính
- Ngành: Khoa học máy tính
- Mã ngành: N7480101
- Chương trình tiêu chuẩn
- Giới thiệu Chương trình
Khoa học máy tính là ngành ứng dụng kiến thức về thuật toán, phương pháp tính toán, ngôn ngữ lập trình, phương pháp phân tích và xây dựng hệ thống thông tin… để giải quyết các vấn đề thuộc lĩnh vực Khoa học máy tính (KHMT); phát triển các hệ thống phần mềm máy tính, mô hình tính toán thông minh, các ứng dụng trên các nền tảng hiện đại để phục vụ cho nhiệm vụ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước trong lĩnh vực chuyển đổi số.
Khi lựa chọn ngành học này tại TDTU, sinh viên được trang bị kiến thức nền tảng của khoa học máy tính và những kiến thức mang tính định hướng theo xu hướng của doanh nghiệp. Số tiết học thực hành chiếm khoảng 40 – 50% trong chương trình đào tạo, giúp sinh viên được trải nghiệm thực tế, góp phần nâng cao tay nghề bên cạnh việc tiếp thu kiến thức chuyên môn.
Ngoài kiến thức chuyên ngành được đào tạo theo chương trình đạt chuẩn quốc tế, chương trình học còn được xây dựng theo hướng kết nối với doanh nghiệp và mang tính ứng dụng cao. Một số học phần thuộc khối kiến thức chuyên ngành có sự tham gia giảng dạy toàn phần hoặc một phần nội dung môn học từ các chuyên gia của các doanh nghiệp thân hữu của khoa CNTT. Ngoài ra, sinh viên ngành KHMT được học/thực tập toàn thời gian hai học phần tại các doanh nghiệp CNTT ở nhiều tỉnh thành trong cả nước. Các hoạt động có sự tham gia của doanh nghiệp tạo điều kiện cho sinh viên sớm tiếp cận với môi trường và văn hóa làm việc tại các công ty đồng thời cũng là cơ hội của sinh viên ngành KHMT có được việc làm ngay khi còn là sinh viên chưa tốt nghiệp.
Ngoài việc được trải nghiệm toàn thời gian tại môi trường doanh nghiệp khi còn là sinh viên, chương trình đào tạo ngành KHMT còn định hướng cho những sinh viên yêu thích học thuật định hướng nghiên cứu có cơ hội tham gia nghiên cứu khoa học với các tiến sĩ, giáo sư tại các phòng labs của Khoa. Một số hướng nghiên cứu nổi bật của ngành KHMT như: Xử lý ngôn ngữ tự nhiên, xử lý ảnh số, IOT, Khoa học dữ liệu, …. Việc nghiên cứu tốt từ bậc đại học giúp cho sinh viên có cơ hội được trải nghiệm ở các bậc học cao hơn như thạc sĩ, tiến sĩ tại Khoa CNTT.
- Chương trình đào tạo
STT |
Khối kiến thức |
Số tín chỉ |
Chi tiết các môn học/học phần |
1 |
Kiến thức giáo dục đại cương: 39 tín chỉ |
||
1.1 |
Lý luận chính trị |
11 |
Triết học Mác-Lênin; Kinh tế chính trị Mác-Lênin; Chủ nghĩa Xã hội khoa học; Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam; Tư tưởng Hồ Chí Minh. |
1.2 |
Khoa học xã hội |
2 |
Pháp luật đại cương. |
1.3 |
Khoa học tự nhiên |
12 |
Giải tích ứng dụng cho Công nghệ thông tin; Đại số tuyến tính cho Công nghệ thông tin; Xác suất và thống kê ứng dụng cho Công nghệ thông tin. |
1.4 |
Ngoại ngữ |
10 |
Tiếng Anh 1; Tiếng Anh 2. |
1.5 |
Kỹ năng hỗ trợ |
4 |
Những kỹ năng thiết yếu cho sự phát triển bền vững - Thái độ sống 1; Những kỹ năng thiết yếu cho sự phát triển bền vững - Thái độ sống 2; Những kỹ năng thiết yếu cho sự phát triển bền vững - Thái độ sống 3; Những kỹ năng thiết yếu cho sự phát triển bền vững. |
1.6 |
Giáo dục thể chất |
|
Bơi lội và nhóm tự chọn về Giáo dục thể chất trong 15 môn GDTC. |
1.7 |
Giáo dục quốc phòng |
|
Gồm 04 học phần GDQP. |
2 |
Kiến thức giáo dục chuyên nghiệp: 90 tín chỉ |
||
2.1 |
Kiến thức cơ sở |
12 |
Phương pháp lập trình; Tổ chức máy tính; Nhập môn hệ điều hành. |
2.2 |
Kiến thức ngành |
78 |
|
2.2.1 |
Kiến thức chung |
22 |
Cấu trúc rời rạc; Nhập môn Mạng máy tính; Lập trình hướng đối tượng; Nhập môn Trí tuệ nhân tạo; Nhập môn Học máy; Cấu trúc dữ liệu và giải thuật. |
2.2.2 |
Kiến thức chuyên ngành |
56 |
Công nghệ phần mềm; Hệ cơ sở dữ liệu; Lập trình web và ứng dụng; Kiến tập công nghiệp; Dự án Công nghệ thông tin. |
|
Nhóm tự chọn 1 |
|
Nhóm tự chọn 1 trong số 22 môn. |
Nhóm tự chọn 2 |
|
Nhóm tự chọn 2 trong số 25 môn. |
|
Kiến thức tập sự nghề nghiệp/ Kỹ năng chuyên môn |
|
Tập sự nghề nghiệp; Kỹ năng thực hành chuyên môn. |
|
Kiến thức tự chọn tốt nghiệp |
|
Khóa luận tốt nghiệp hoặc tham gia học các môn thay thế tốt nghiệp. |
- .Chuẩn đầu ra
Chuẩn đầu ra |
Học phần |
PLO1: Áp dụng kiến thức về toán học, khoa học, cơ sở và chuyên ngành khoa học máy tính cho giải pháp của các vấn đề liên quan đến CNTT; |
Cấu trúc rời rạc Xác suất và thống kê ứng dụng cho Công nghệ thông tin Lập trình hướng đối tượng Cấu trúc dữ liệu và giải thuật Nhập môn trí tuệ nhân tạo |
PLO2: Thể hiện khả năng xác định, phát biểu, thực hiện tài liệu nghiên cứu, phân tích và thiết kế các vấn đề liên quan đến CNTT bằng cách sử dụng các nguyên lý của toán học, khoa học tự nhiên và khoa học máy tính; |
Hệ cơ sở dữ liệu Phân tích và thiết kế yêu cầu Công nghệ phần mềm Nhập môn học máy Lập trình web và ứng dụng |
PLO3: Lựa chọn các giải pháp thích hợp cho các vấn đề và hệ thống, mô hình hoặc quy trình liên quan đến CNTT nhằm đáp ứng các nhu cầu cụ thể, đặc biệt là trong lĩnh vực AI; |
Nhập môn học máy Nhập môn xử lý ngôn ngữ tự nhiên Nhập môn thị giác máy tính Hệ thống thương mại thông minh Học sâu |
PLO4: Thực hiện điều tra về các vấn đề bằng cách sử dụng kiến thức dựa trên nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu để đưa ra các kết luận hợp lệ; |
Khai thác dữ liệu và khai phá tri thức Xử lý dữ liệu lớn Dự án công nghệ thông tin |
PLO5: Tham gia vào việc học tập độc lập và suốt đời trong bối cảnh rộng lớn của sự thay đổi công nghệ trong thực tế; |
Học sâu Kiến tập công nghiệp Dự án công nghệ thông tin |
PLO6: Đánh giá thực nghiệm các hệ thống CNTT bằng cách sử dụng các thủ tục hệ thống và để áp dụng các phương pháp thích hợp hiện hành, cũng như để đánh giá các hệ thống liên ngành hoặc trong các bối cảnh vận hành mới; |
Kiến tập công nghiệp Dự án công nghệ thông tin Tập sự nghề nghiệp Khoá luận tốt nghiệp |
PLO7: Thể hiện khả năng giao tiếp hiệu quả về các hoạt động nghề nghiệp với cộng đồng và xã hội nói chung; với tư cách là một cá nhân, một thành viên trong các nhóm đa dạng và trong các môi trường đa ngành. |
Phân tích và thiết kế yêu cầu Công nghệ phần mềm Nhập môn Trí tuệ nhân tạo |
- Triển vọng nghề nghiệp
Sau khi tốt nghiệp, cử nhân ngành Khoa học máy tính có thể đảm nhận tốt các vị trí ở các công ty phần mềm theo 2 định hướng như:
- Hướng phần mềm Hệ thống thông tin: Lập trình phát triển ứng dụng Web, ứng dụng Windows, lập trình ứng dụng di động, hệ thống hoạch định nguồn lực doanh nghiệp, Data Warehouse, vận hành hệ thống Cơ sở dữ liệu, Phân tích nghiệp vụ, …
- Hướng phần mềm thông minh: Lập trình viên AI, Phân tích dữ liệu, Lập trình xử lý ảnh, Lập trình viên xử lý các bài toán xử lý ngôn ngữ tự nhiên (Chatbot, phân tích cảm xúc người dùng, các hệ thống khuyến nghị người dùng), …